fbpx

Khi bạn biết được Làm affiliate marketing cụ thể là sẽ làm những gì? chắc hẳn bạn đã biết hoặc đã từng thấy cụm từ CPL ở các bài viết mà chúng mình giới thiệu rồi đúng không? Vậy CPL là gì? Chỉ số này có quan trọng trong Affiliate marketing hay không nhỉ?

Hãy cùng Digital By Rick khám phá chi tiết hơn về thuật ngữ CPL là gì ngay trong bài viết sau đây nhé!

CPL là gì?

Với những ai đang theo đuổi con đường MMO chắc hẳn không còn quá xa lạ với chỉ số CPL.

cpl la gi
CPL là chỉ số đo lường chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng

Tuy nhiên, với những bạn mới tìm hiểu về MMO nói chung, mô hình affiliate marketing nói riêng chắc hẳn sẽ có chút bỡ ngỡ về khái niệm CPL là gì?

Thực chất, CPL là cụm từ viết tắt của Cost Per Lead – còn được hiểu là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng.

 

Lead ở được đây hiểu chính là khách hàng tiềm năng, những người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của các nhà quảng cáo.

 

 

Cụ thể, nhà quảng cáo (hay còn gọi là Advertiser trong Affiliate marketing) sẽ gọi CPL chính là KPIs cho mỗi chiến dịch quảng cáo cụ thể.

Thông qua đó sẽ hướng khách hàng tới việc thực hiện các hành động như điền form thông tin, giúp cho các Advertiser có được thông tin của Lead như: tên, tuổi, số điện thoại, email….

Đây là nguồn data khách hàng tiềm năng có khả năng cao sẽ mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Để họ thực hiện các hành động đó thì doanh nghiệp phải trải qua nhiều hình thức như tư vấn, tiếp thị, chăm sóc,…

 

Lưu ý, CPL chính là số tiền mà nhà quảng cáo, doanh nghiệp bỏ ra để có được danh sách các Lead đó.

 

 

không phải là chi phí bỏ ra để có được đơn hàng, có được người mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà bạn bán.

Chỉ số CPL này sẽ phụ thuộc vào chính chiến dịch chạy quảng cáo trên các nền tảng Adwords, Facebook… mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Sự khác biệt giữa mô hình quảng cáo CPL và CPA

Sau khi hiểu được CPL là gì? nhưng trong mô hình tiếp thị liên kết hay kiếm tiền MMO khác thì nhiều người nhầm lẫn giữa CPL và CPA.

chi so cpl affiliate marketing
Các chỉ số đo lường khi làm tiếp thị liên kết

Tuy nhiên, đây là hai chỉ số hoàn toàn khác nhau các bạn nhé.

Cụ thể, trong các chiến dịch CPL thì nhà quảng cáo sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để chạy quảng cáo mới tìm được thông tin khách hàng tiềm năng.

Các chiến dịch CPL thường sẽ phù hợp với những nhà tiếp thị thương hiệu, các đối tác tiếp thị trực tiếp muốn thu hút khách hàng nhanh chóng thông qua việc chạy quảng cáo trên website, mạng xã hội, hay tạo ra những chương trình khuyến mãi, trao đổi.

Còn CPA được viết tắt từ Cost Per Action, nghĩa là chi phí mà nhà quảng cáo sẽ trả cho mỗi lần thực hiện hành động của khách hàng.

Cụ thể, khi bạn mang mẫu quảng cáo đi tiếp cận nhiều người, khi họ đọc và thực hiện các hành động như mua hàng, điền form, đăng ký,…thì ta sẽ gọi đó là một lượt thực hiện hành động.

CPA là những điều mang tính thời điểm hiện tại, nó sẽ tập trung vào việc thúc đẩy khách hàng mua hàng cụ thể. Nếu như khách hàng truy cập vào website nhưng không mua gì thì rất khó để quảng cáo tới họ lần thứ 2.

 

Những sự khác biệt quan trọng:

Các chiến dịch CPL luôn lấy quảng cáo làm trung tâm. Các Advertiser vẫn sẽ kiểm soát thương hiệu của họ, chọn đối tác, phân phối đáng tin cậy phù hợp với những ưu đãi họ đang có.

Mặt khác, CPA cà các chiến dịch tiếp thị liên kết sẽ lấy đối tác làm trung tâm. Những quảng cáo sẽ xuất hiện ở các website của đối tác. Điều này sẽ khiến nhà quảng cáo không nắm được hết chiến dịch của đối tác.

Ngoài ra, các chiến dịch CPL thường có sức ảnh hưởng lớn nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bởi vì các chiến dịch đưa ra chủ yếu để khách hàng gửi thông tin liên hệ.

Còn chiến dịch CPA sẽ có mức ảnh hưởng thấp nhưng độ phức tạp cao hơn, khi khách hàng phải cung cấp các thông tin chi tiết hơn khi quyết định mua hàng.

 

 

Vậy nên, khi hiểu CPL là gì? thì khi làm affiliate marketing, chỉ số này có những ưu và nhược điểm gì?

Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL là gì?

Khi quyết định làm affiliate marketing dựa trên CPL sẽ có những ưu và nhược điểm như:

Ưu điểm

Lý do đầu tiên mà nhiều người làm Affiliate chọn chạy quảng cáo CPL chính là tỷ lệ chia hoa hồng cao hơn so với CPM (Cost Per Mile) hay CPC (Cost Per Click).

Cụ thể, chỉ số CPL khi chạy các chiến dịch quảng cáo affiliate sẽ không bị phụ thuộc vào trang của bạn có người tiếp cận nhiều hay ít.

Thay vào đó, chỉ số CPL này sẽ yêu cầu người xem, khách hàng cung cấp thông tin theo đúng mục đích ban đầu của doanh nghiệp.

Dù yêu cầu này cao hơn nhưng bù lại nó không quá phức tạp. Qua đó sẽ giúp tỷ lệ chia hoa hồng CPL cao hơn so với các hình thức khác.

cpl la gi
Ứng dụng chiến dịch CPL mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi làm Affiliate Marketing

Ngoài ra, điều làm cho hình thức CPL đơn giản hơn các hình thức khác khi chạy quảng cáo, đó chính là CPL không bắt buộc đơn hàng phải thành công.

Bởi vì thành công của CPL sẽ tính bằng việc khách hàng xem và điền thông tin. Khi có khách hàng điền thông tin thì Publisher sẽ nhận được hoa hồng.

Nếu so với các chiến dịch quảng cáo khác thì buộc phải có tỷ lệ chuyển đổi như mua hàng thì Publisher mới có hoa hồng.

Thật sự hấp dẫn hơn đúng không?

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm trên, khi làm affiliate marketing theo CPL cũng sẽ tồn tại một số hạn chế nhất định.

Ví dụ như khi doanh nghiệp thiếu nhân lực hay publisher mới chưa đủ trình độ thì lead sẽ khó chuyển đổi thành khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, CPL là một đích đến khá khó đối với những nhà quảng cáo gặp hạn chế về ngân sách, tài khoản quảng cáo.

Thậm chí, doanh nghiệp còn gặp rủi ro lớn nếu như Lead thu về không chất lượng, khách hàng cung cấp sai thông tin.

Chưa kể, Landing Page của doanh nghiệp không đạt chuẩn cũng làm cho tỷ lệ chuyển đổi CPL càng thấp hơn.

Tầm quan trọng của CPL với nhà bán hàng trong affiliate marketing

Như khái niệm CPL là gì đã được giải thích ở trên thì liệu khi làm affiliate marketing, chỉ số CPL quan trọng như thế nào?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất lượng các lead thu được, khả năng chuyển đổi sale trong doanh nghiệp, uy tín của các publisher,…

chi so cpl la gi
Tỷ lệ hoa hồng khi làm theo CPL cao hơn so với hình thức khác

Dễ hiểu hơn, khi chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra là CPL thu được lượng data thông tin các Lead.

Việc khiến các khách hàng tiềm năng mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ sẽ phụ thuộc vào uy tín, chất lượng của các Publisher tiếp cận tới khách hàng.

Vậy nên, nếu chỉ số CPL không chất lượng thì việc thu các Lead về cũng dễ “đổ sông đổ biển”.

Vậy CPL có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp?

Cần khẳng định rằng, việc bỏ chi phí CPL hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận.

Thậm chí, nếu thực hiện đúng cách thì nó còn là “mỏ vàng” đảm bảo doanh nghiệp sẽ đào mãi không hết.

Đặc biệt là những ngành nghề, sản phẩm có giá trị cao thường là đối tượng CPL. Khi thu được các Lead tiềm năng, biết tận dụng các Publisher để tư vấn, chăm sóc sẽ dễ dàng mang lại lượng khách hàng nhất định.

cpl la gi
Doanh nghiệp có thể tận dụng CPL để làm Remarketing sau này

Từ đó đảm bảo nhà quảng cáo sẽ thu được lợi nhuận tối đa nhất có thể.

Mặc dù Lead trong CPL chưa phải là khách hàng. Thế nhưng, khả năng chuyển đổi nó thành lợi nhuận rất cao nếu Advertiser biết tận dụng trong các chiến dịch affiliate marketing, khoanh vùng đối tượng.

Đặc biệt, với lượng Lead mà doanh nghiệp có được từ CPL có thể tận dụng dài hạn để xây dựng các chiến dịch remarketing hiệu quả.

Tới đây mình tin chắc rằng, việc xây dựng các chiến dịch tiếp thị liên kết theo CPL sẽ hiệu quả hơn nhiều đấy.

Xem tiếp : Publisher là gì? Những phẩm chất cần có khi làm tiếp thị liên kết

Kết luận chung

Đã đến đoạn kết rồi, vậy là mọi người hiểu hơn về CPL là gì? Cũng như tầm quan trọng của chỉ số CPL trong Affiliate Marketing rồi đúng không?

Đây thực sự là chỉ số quan trọng giúp mọi người xây dựng được các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị hiệu quả hơn ở hiện tại và tương lai.

Với hàng trăm ngàn Publisher có kinh nghiệm như hiện nay thì đảm bảo sẽ giúp doanh nghiệp có được những Lead chất lượng nhất, với ngân sách không hạn chế.

Hy vọng với những kiến thức về CPL là gì trên sẽ giúp mọi người có thể xây dựng được cho mình những chiến dịch phù hợp nhất.

Cuối cùng. cám ơn mọi người đã theo dõi Digital By Rick, nếu cảm thấy bài viết này mang đến nhiều lợi ích cho mọi người thì đừng ngần ngại chia sẻ, cũng như đón chờ những kiến thức Affiliate mới nhất sắp tới của chúng mình nhé.

Đánh giá 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích nhé ^^
[Tổng: 0]