fbpx

Xin chào mọi người, mình là Rick, tên thật là Nguyễn Thiên An. Mình là một người thích nghiên cứu, làm về MMO & Digital Marketing đã hơn 4 năm.

Mình sẽ tóm tắt thật chi tiết cho những bạn sinh viên, hoặc người đi làm đang muốn tiếp cận với Digital Marketing với mục đích hiểu thêm về nó những kiến thức tổng quan nhất.

Bắt đầu thôi nào! Do bài viết này khá dài và chi tiết, nên dưới đây là bảng danh mục nội dung, nếu bạn đã biết phần nào thì hãy click vào tiêu đề bạn muốn xem nhé.

Digital Marketing là gì?

Digital marketing được hiểu nôm na là tiếp thị số, nó là một phần trong Marketing tổng thể. Hiện nay chi phí cho hoạt động trên digital platform (Nền tảng số) gần như chiếm phần lớn ngân sách trong bản kế hoạch marketing tổng thể.

Trong thời đại Digital Marketing 4.0 và sắp tới là 5.0 thì tiếp thị số đang giữ một vai trò rất quan trọng. Lý do nó có vị trí đứng vững chắc trong ngành là vì thói quen của người dùng đang dần thay đổi, họ “hiện diện” trên Internet gần như là cả ngày. Lướt điện thoại, lướt máy tính, Smart Tivi…

 

“Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”

 

Có 3 yếu tố chính trong công việc của một Digtial Marketer: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số, và tương tác với khách hàng. Đó là những mô tả công việc tổng quan nhất.

Khác biệt giữa Marketing truyền thống, Digital Marketing, Marketing Online.

Marketing là một từ đã có mặt từ rất lâu và được Philip Kotler, ông tổ của ngành Marketing đã định nghĩa lại từ này như sau:

 

Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit.

 

Có nghĩa Marketing là một khám phá về khoa học và nghệ thuật, sáng tạo, cung cấp giá trị để thỏa mãn thị trường mục tiêu và đem về lợi nhuận. Nó bao quát tất cả những gì về hoạt động tiếp thị.

Marketing truyền thống đời đầu như là sách báo, tờ rơi, loa phát thanh, bảng hiệu, tivi là một trong những công cụ rất lâu đời dùng để tiếp thị. Theo mình thì nó là ngang hàng với Digital Marketing.

Digital Marketing bao gồm những gì?

  • Marketing Online: SEO, Google Ads, Facebook, Website marketing…
  • Marketing Non-Online: Sms marketing, Tivi Advertising, Digital OOH Advertising (Out-of-home advertising như là các bảng hiệu điện tử ngoài trời), Radio Advertising…

Nên có thể nói Marketing Online chỉ là một phần nhỏ trong công cuộc Tiếp Thị Số.

phan-biet-digital-marketing-va-marketing-online

Thế mạnh & Vai trò của Digital Marketing

Như mình đã nói thì truyền thông kỹ thuật số đang giữ một vị trí rất quan trọng trong ngành marketing, vậy bây giờ chúng ta hãy đi tìm hiểu về Vai Trò & Thế Mạnh của nó trong ngành quảng cáo này nhé!

Chọn lọc đối tượng

Với kiểu tiếp thị dựa trên Big Data (Dữ liệu lớn bao gồm các phần như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấnvà tính riêng tư) của các công ty như Facebook & Google. Những người dùng hoạt động trên nền tảng của họ, từ đó các nhà quảng cáo cũng như các Marketer có thể chọn lựa đúng được khách hàng mục tiêu theo Độ tuổi, Giới thính, Sở thích, Hành Vi…

Theo chân khách hàng mục tiêu

Đối với các quảng cáo truyền thống thì không thể nào theo chân những khách hàng mục tiêu đã tiếp cận với mình. Ví dụ như những người có ý định mua hàng và thấy sản phẩm được quảng cáo trên Tivi, tuy nhiên vì một lý do nào đó họ quên hoặc không mua hàng. Và chúng ta không có các nào theo chân để tiếp thị sản phẩm đến họ một lần nữa được.

Còn đối với những quảng cáo trên online, khi khách hàng đã ghé xem một sản phẩm của chúng ta ở một post quảng cáo trên FB hay là trên website. Chúng ta hoàn toàn có thể remarketing (Tiếp thị lại) bằng rất nhiều cách và công cụ khác nhau đến những khách hàng đó. Từ đó tăng mạnh tỷ lệ chuyển đổi bán hàng mà không cần phải bỏ thêm ra quá nhiều chi phí.

Đo lường, kiểm soát chi tiết từng thông số một

Những thông số như lượt xem, lượt thích, chi phí trên mỗi lượt xem, chi phí trên mỗi lượt click vào quảng cáo… đều được thống kê lại một cách rất chi tiết và bài bản. Các tool về marketing hiện nay đã quá mạnh mẽ tới nỗi. Không một thông số nào mà chúng ta không thể thống kê lại được.

Ngay cả việc khách hàng lướt vào sản phẩm trên website & dừng chân tại đó bao lâu rồi thoát trang. Cũng có thể đo lường được.

Đây là một trong những điểm mạnh nhất mà Digital Media có thể cung cấp.

marketing-analytics

Ngân sách thấp, tối ưu

Ảnh hưởng từ việc chọn lọc đúng và có những thông số đo lường chính xác. Vô hình chung nó lại làm giảm thiểu chi phí quảng cáo của chúng ta trên online một cách đáng kể. Không cần bỏ một số tiền khổng lồ để quảng bá sản phẩm của bạn như 10 năm trước nữa.

Nếu biết cách đo lường và tối ưu một cách hiệu quả. Chi phí của bạn có thể giảm thiểu hơn 60% những gì bạn đã phải bỏ ra trong quá khứ.

Phân loại các kênh trong Digital Marketing

Hiện trong Digital mình có thể phân loại ra làm 3 loại kênh chính như sau:

marketing-mix

Paid Media

Quảng cáo trả tiền là chúng ta sẽ bỏ chi phí ra để hiển thị các ấn phẩm truyền thông đến khách hàng. Các kênh chủ yếu như là Digital Ads của Facebook, Google, Zalo, Instagram. Ưu điểm khi triển khai trên kênh này là bỏ tiền ra có thể thu được kết quả ngay lập tức.

Từ những thống kê cụ thể, những thông số phải hồi lại từ các công cụ thì theo tùy mục đích thì chúng ta có thể điều hướng nó theo ý muốn của mình. Tuy nhiên có một nhược điểm là thị trường Paid Ads này hiện đang rất cạnh tranh. Bỏ càng nhiều chi phí thì quảng cáo của bạn sẽ được ưu tiên hơn những bên khác.

Nếu quá lạm dụng kênh Paid media thì chi phí có thể tăng cao và dẫn tới âm doanh thu nếu bạn không biết cách tối ưu tốt những quảng cáo của mình.

Owned Media

Đây là kênh quảng cáo do doanh nghiệp sở hữu, chi phí bỏ ra để hoạt động trên những kênh này không cao lắm. Tại đây ta có thể dùng content marketing để xây dựng brand awareness và điều hướng fan theo ý muốn của mình. Đây có thể là một kênh marketing 0 đồng nếu biết cách vận hành tốt.

Các kênh trong mục này là Website doanh nghiệp, Fanpage, Social media, Mobile Apps…

 

Hiện tại website của Digital By Rick đang có nhiều series hướng dẫn về cách xây dựng các kênh bán hàng, thông tin để có thể hỗ trợ cho công việc kinh doanh online. Cùng tham khảo nhé!

  • Tự thiết kế website
  • SEO website hiệu quả
  • Kiếm tiền từ website
  • Bán hàng trên shopee
  • Tạo Fanpage bán hàng chuyên nghiệp

 

Earned Media

Kênh cuối cùng là kênh quảng cáo phát sinh. Có nghĩa là bạn không thể kiểm soát được nó.

Nổi bật những hình thức trong kênh này là Video Viral, truyền miệng, trao đổi giữa các người dùng trên các mạng xã hội. Và hãy lưu ý là do nó “phát sinh” nên bạn không biết được khi nào cái phát sinh ấy sẽ là tích cực và khi nào nó đem đến những tác hại cho bạn.

Digital Marketing gồm những gì, những mảng nào?

Sau đây thì hãy tới đến những mảng trong Digital Marketing, mình sẽ liệt kê một số mảng chính theo kinh nghiệm của mình như sau.

SEM ( Search Engine Marketing )

Đây là mảng tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Baidu, Yandex… nhưng hiện nay phổ biến nhất vẫn là Google. Trong SEM thì tiếp tục chia ra 2 loại là SEO (Search engine optimization) & PPC ( Pay Per Click).

sem-marketing

SEOtối ưu hóa công cụ tìm kiếm để từ khóa lên top google hoặc những công cụ tìm kiếm các. Ưu điểm của SEO là chi phí không cao tuy nhiên đổi lại thì phải chờ một thời gian khá dài những phần tối ưu của bạn mới đem lại tác động tới khách hàng.

Khách hàng khi tìm kiếm một từ khóa nào đó thì nếu bạn đang giữ vị trí cao trên bộ máy tìm kiếm, thì gần như 85% khách hàng sẽ click vào liên kết để dẫn đến website của bạn. Và khi họ đã “rơi” vào phễu thì bạn thoải mái để tiếp cận đến họ.

PPC hay còn gọi là Quảng cáo trả phí trên lượt Click. Hiện mình sẽ chỉ đề cập chính đến Google Ads thôi, thì khách với SEO, ads từ google sẽ cho ta thấy ngay những kết quả sau khi chạy campaign.

Không cần quá tốn thời gian như SEO mà bạn sẽ có ngay vị trí hiển thị rất tốt khi người dùng mới tìm kiếm từ khóa. Bạn có thể chủ động tìm chọn từ khóa muốn quảng bá và set ads. Tuy nhiên thì đây là giải pháp ngắn hạn chứ không thể nuôi dưỡng doanh nghiệp đường dài. Tùy vào mục đích mà chúng ta có thể tìm kiếm những lựa chọn SEM khác nhau.

Social Media 

Là một kênh hoạt động chủ yếu trên các mạng xã hội như Facebook Marketing, Instagram marketing, Zalo ads… Công việc khi triển khai các kênh này thường là lên kế hoạch sản xuất nội dung, xây dựng tệp fan cứng thân quen &  chạy digital marketing performance trên các công cụ hiển thị quảng cáo.

socail-media-marketing

Những mảng trong Social Media có thể kể đến là Copy Writer, Content Creative, Video Editor, KOL, Influencer…

Kênh này tại năm 2020 đang là treding với thuật ngữ Social Commerce, nơi mà các người có sức ảnh hưởng với cộng đồng trong ngách của họ có thể dùng những trang mạng xã hội để triển khai bán hàng cho riêng mình.

Email, SMS, Automation Marketing

Đây là những kênh tiếp thị bằng thông tin khách hàng để lại hoặc do doanh nghiệp bỏ tiền ra để có được. Một kênh bán hàng tiềm năng với chi phí gần như là thấp nhất trong các kênh. Tuy nhiên hiệu quả mà nó đem lại là rất lớn.

Khi có được thông tin như email và số điện thoại của khách hàng tiềm năng (Gọi chung là Lead) thì chúng ta có thể xây dựng một kịch bản chăm sóc hoặc tiếp cận lại họ một cách tự động hóa. Hãy lưu ý là nó sẽ phản tác dụng nếu không được lên một digital marketing plan bài bản vì khách hàng của bạn sẽ rất khó chịu nếu cứ phải nhận hàng loạt email spam và sms quảng cáo liên tục hàng ngày. Các loại marketing như vầy phải thật cẩn thận khi sử dụng.

Nếu bạn là một sinh viên hoặc một người chuẩn bị muốn tham gia vào ngành digital marketing, thì bạn không nên bỏ qua phần tiếp theo dưới đây. Marketing tại Việt nam đang chia ra làm 2 mảng chính là Client & Agency.

Con đường thăng tiến của Marketer trong Client

Client có nghĩa là làm Marketing bên phía các nhãn hàng, họ sẽ là những khách hàng của một agency như Pepsi, Apple, Samsung… Sau đây là các thuật ngữ trong ngành marketing nói về con đường thăng tiến của bạn nếu bạn làm trong một client.

client-trong-marekting

  • Marketing Intern : Là một thực tập sinh, khi bạn mới ra trường hoặc bước vào một công ty mới bạn thường có 2 tháng để thử việc để xem bạn có phù hợp với văn hóa cũng như công việc này không. Hãy thật máu lửa khi ở vị trí Intern vì theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn càng cố gắng học hỏi & làm việc khi thực tập thì kiến thức nền tảng của bạn sẽ là rất vững chãi.
  • Marketing Executive: Sau khi kết thúc kì Intern, đây là chức vụ nhân viên marketing. Bạn đã có một số kiến thức nền tảng cũng như đã quen với các công việ hàng ngày tại công ty, thì danh hiệu Executive sẽ là ở mức độ bạn thực thi những strategy (Những chiến lược ở cấp độ cao hơn giao xuống).
  • Marketing Leader: Tầm 1 – 2 năm sau khi kết thúc vị trí executive thì bạn sẽ có đủ kiến thức chuyên ngành để làm việc, tuy nhiên để trở thành một leader bạn còn phải học cách vận hành một đội nhóm. Thật sự giai đoạn này rất nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng hãy cố gắng vượt qua vì bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều thứ mới & tự chủ trong những bước đi trong kế hoạch của mình.
  • Marketing Manager: Đây là một cấp bậc cao hơn Leader sau 3 – 4 năm, có thể hiểu nôm na là bạn sẽ management các leader trong công ty. Vị trí này tương đương với Marketing Specialist (chuyên viên, chuyên gia marketing), bởi vì bạn đã va vấp rất nhiều project và campaign khác nhau. Công việc chủ yếu của bạn ở công ty lúc này đa số là về mặt quản lý dự án và các thành viên tham gia dự án đó.
  • Marketing Associate Director: Chức vụ phó giám đốc marketing là quản lý cấp cao hơn và quyết định đa số mọi chuyện khi giám đốc của công ty không có mặt ở đó. Quản trị marketing và sắp xếp nhân sự cho các dự án chính là công việc chính ở vị trí này.
  • CMO – Chief Marketing Officer: Là chức vụ cuối cùng cũng như tương đương với Marketing Director cũng như là chức vụ lớn nhất tại công ty. Quyết định toàn bộ về chiến lượng cho đến thực thi về mảng Marketing tại Client.

Marketer trong Digital Marketing Agency tại Việt Nam

Được chia ra rất nhiều bộ phận & mảng làm việc nên Agency luôn là một môi trường năng động và rất hấp dẫn đối với các marketer.

Sau đây mình sẽ dắt các bạn đi một vòng xem một Agency được vận hành như thế nào nhé.

cac-bo-phan-trong-agency

Bộ phận Creative

Đây là bộ phận sáng tạo, bộ khung xương sống của một agency. Sáng tạo và thiết kế ra các ý tưởng truyền thông marketing cho khách hàng.

Bộ phận Copy & content có thể nằm gọi chung là Creative, còn gọi là nhân viên content hay là content executive. Là người lên những tactics, strategy(Gọi chung là chiến lược) nội dung và câu chữ để truyền đạt thông điệp đến khách hàng một cách tốt nhất.

Bộ phận Planning

Là một bộ phận rất thú vị và cá nhân mình cũng hướng đến theo đuổi bộ phận này nhất. Để làm một Planner bạn phải thấu hiểu sản phẩm, insight của khách hàng mục tiêu. Họ đang trải nghiệm sản phẩm như thế nào, họ cảm thấy gì khi sử dụng và làm cách nào để họ nhớ đến thương thiệu một cách tốt nhất.

Ở Client thì vị trí này gần giống với Brand Manager, khi mà bạn phải kiếm soát mọi thứ về Marketing research, Brand Aweness, Brand association (Sự liên tưởng thương hiệu)

Bộ phận Account

Có rất nhiều người thắc mắc nghề account là gì? Đó là một công việc làm việc chính với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ và làm Brief(Bản tóm tắt) những yêu cầu và đem về cho các bộ phận khác trong agency để thực thi. Đây là một công việc rất áp lực vì đòi hỏi khá nhiều kỹ năng như giao tiếp, project management cũng như kiếm soát thời gian cực kỳ khắc nghiệt.

Tuy nhiên đây cũng là một bộ phận học hỏi được nhiều thứ và có chuyên môn rất rộng vì bạn sẽ được tiếp cận với nhiều ngành hàng, và các bộ phận nội bộ khác nhau. Bạn sẽ được đi theo một dự án từ lúc nhận Brief đến lúc hoàn thiện và nghiệm thu dự án, thay vì các bộ phận khác chỉ được tham gia một phần nào đó trong dự án của agency.

Đóng vài trò tương tự như một consultant, bạn sẽ như một chuyên gia tư vấn cho các khách hàng các hướng đi truyền thông nào phù hợp nhất với các ngành hàng và sản phẩm của họ.

Cấp độ cao nhât bạn có thể đạt được sẽ là Account Director (Giám đốc dịch vụ khách hàng) tại Agency.

Bộ Phận Media

Bộ phận này thương xuất hiện nhiều trong các Digital Agency, công việc chính của họ là làm về performance marketing. Họ kiếm soát những hiệu suất trên những công cụ quảng cáo như FB Ads, Google Ads, Ad Network, Mobile Marketing, Mobile App Optimize…

Các Digital Marketer cũng có thể tham gia vào bộ phận Media với vai trò thêm vào là SEO, Website Marketing…Và đặc tính của bộ phận này là chuyên về kỹ thuật marketing như sử dụng thành thục các tools, công cụ để đo lường và kiểm tra hiệu suất của dự án.

Một vài trường dạy & khóa học về Digital Marketing

Các trường dạy về Digital tại tphcm có thể kể đến như FPT Skilling, Rmit, Đại học tài chính marketing…

Nếu các bạn không ở hcm thì cũng có rất nhiều khóa học (course) trên mạng. Tuy nhiên hãy cẩn thận vì bây giờ những “thầy” marketing lừa đảo để bán các khóa học kém chất lượng rất nhiều. Digital by Rick được mình tạo nên để có thể chia sẻ miễn phí những kiến thức mà mình nghiên cứu và học hỏi được trong quá trình làm việc.

Hãy theo dõi blog của mình để có thêm nhiều góc nhìn hơn về Digital Marketing nhé!

Đó là tất cả những gì mình muốn chia sẻ với các bạn về Digtial Marketing là gì và Thấu hiểu nó từ A – Z, do minh không thể nào gôm tất cả thông tin vào chugn một bài viết nên mình hẹn các bạn vào phần 2 để nói về những gì còn thiếu sót trong bài viết này nhé.

Cám ơn mọi người đã đọc.

Đánh giá 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích nhé ^^
[Tổng: 10]