fbpx

Làm thế nào biết được việc đổ tiền vào chạy quảng cáo Facebook Ads của bạn có đang hoạt động hiệu quả? Lợi nhuận thu được đến từ ứng dụng điện thoại hay cửa hàng Offline?

 

Theo Statistic, bộ sưu tập thống kê và sự kiện quảng cáo của Facebook cho năm 2021 là:

– 26% người dùng Facebook nhấp vào quảng cáo đã báo cáo việc mua hàng.

– Một người dùng Facebook có khả năng nhấp vào 11 quảng cáo mỗi tháng.

– Trong quý 4 năm 2020, doanh thu từ quảng cáo của Facebook là 21.22 tỷ đô la.

 

 

Qua đó có thể thấy doanh thu từ những quảng cáo này không chỉ đến từ việc mua sắm trực tiếp qua Facebook, mà còn đến từ nhiều kênh khác như E – Commerce, mobile app hay cửa hàng offline.

Nếu không theo dõi những dòng doanh thu này, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều insight hữu ích cho hoạt động kinh doanh của mình. Vậy nên, Facebook đã ra đời những công cụ Facebook Tracking để giải quyết những vấn đề này!

Nào, hãy cùng tìm hiểu xem những công cụ đó là gì cùng chúng mình nhé!

Facebook Pixel – Công cụ Facebook Tracking cho website E- Commerce

Facebook Pixel chỉ đơn thuần là một đoạn code Javascript ngắn mà bạn gắn trực tiếp vào trang web của mình. Đoạn code này sẽ có nhiệm vụ giúp theo dõi lượng người truy cập vào website, đồng thời sẽ ghi nhận lại những hành động đó của họ trên trang.

Đối với Facebook, mỗi hành động của user trên website của bạn sẽ được gọi là 1 “Event”. Hiện tại, Facebook Pixel có thể theo dõi 9 event sau đây:

– Xem nội dung: Tổng hợp số lần xem trang của người dùng

– Tìm kiếm: Theo dõi tìm kiếm trên website

– Thêm vào giỏ hàng: Theo dõi các sản phẩm được thêm vào giỏ hàng

– Thêm vào danh sách yêu thích

– Theo dõi thời điểm khách hàng bắt đầu thanh toán.

– Theo dõi thời điểm khách hàng điền thông tin thanh toán

– Theo dõi hoạt động mua hàng và hoàn thành luồng thanh toán.

– Lead: Theo dõi và đánh giá khi có khách hàng tiềm năng

– Theo dõi quá trình hoàn thành đăng ký của khách hàng

Lưu ý: Facebook Pixel chỉ hoạt động với những khách hàng truy cập vào website thông qua việc xem quảng cáo Facebook thôi nhé. Cũng như bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại event mà mình muốn theo dõi qua Facebook Pixel.

Với Facebook Pixel, sẽ giúp bạn theo dõi được tỷ lệ chuyển đổi của từng chiến dịch, để biết được đâu là quảng cáo có lượng người truy cập, đăng ký mua hàng nhất.

Đồng thời, bạn cũng sẽ tính toán được chỉ số return on ad spent (ROAS) để nắm được quảng cáo nào mang đến doanh thu, cũng như doanh thu trên mỗi khách hàng chi tiết.

Tìm hiểu chi tiết công cụ tại đây

Facebook Offline Event Tracking (OET) – Đo lường kết quả tại cửa hàng Offline

Facebook Offline Event Tracking (OET) sẽ là công cụ giúp mọi người theo dõi được hoạt động tương tác, giao dịch của khách hàng trực tiếp tại cửa hàng.

Hiểu đơn giản hơn, với những gì mà Facebook Pixel hỗ trợ theo dõi hành vi của người dùng online thì đối với OET cũng có thể làm được, nhưng đối tượng sẽ là khách hàng offline.

Sự khác biệt giữa hai công cụ này chủ yếu chính là cách thu thập thông tin. Để OET hoạt động, người dùng sẽ phải lấy dữ liệu ở các hệ thống bán hàng của bạn và gửi đến Facebook dưới dạng file CSV.

Và OET sẽ cho phép bạn theo dõi các loại dữ liệu như:

– Thông tin về khách hàng như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại

– Các hành động, sự kiện của khách hàng như tham gia sự kiện, mua hàng hay đặt mua qua điện thoại.

– Thông tin về những lần chuyển đổi của đơn hàng như thời gian, ngày chính xác, giá trị.

Sau khi có dữ liệu đó, Facebook sẽ tìm kiếm kết quả phù hợp giữa khách hàng của bạn đưa ra. Khi có kết quả phù hợp, Facebook cũng sẽ cho bạn biết được đối tượng nào đã xem quảng cáo trước khi thực hiện hành động mua hàng tại cửa hàng.

Với OET hoàn toàn giúp bạn biết được chiến dịch Facebook Ads của bạn có giúp cải thiện chuyển đổi O2O (online tới offline) hay không. Qua đó giúp bạn có những tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo liên quan hơn.

Tìm hiểu chi tiết công cụ OET tại đây

Facebook Software Developer Kit (SDK) – Công cụ Facebook Tracking cho mobile app

Đây là bộ công cụ dành cho những nhà phát triển phần mềm Facebook, dành cho các Developer để tích hợp trực tiếp trên ứng dụng của họ với Facebook.

Khi được tích hợp, công cụ SDK này sẽ cho phép bạn theo dõi được hoạt động của khách hàng khi sử dụng ứng dụng mobile app (nếu họ login bằng tài khoản Facebook).

Qua đó, nó cho phép trao đổi, theo dõi thông tin giữa ứng dụng của bạn với Facebook. Về mặt đó, SDK cũng khá tương tự như Facebook Pixel nhưng sẽ dành cho khách hàng dùng mobile thay vì website.

Với công cụ SDK được tích hợp, bạn sẽ dễ dàng theo dõi được các sự kiện trong ứng dụng như hoàn thành đăng ký, đạt được cấp độ mới trong trò chơi, mua hàng trong ứng dụng,… Sau đó chia sẻ dữ liệu đó với Facebook.

Chính những thông tin này sẽ là cơ sở giúp bạn tối ưu lại nội dung, vị trí và thậm chí là cách tiếp cận Facebook Ads với đối tượng dùng ứng dụng của bạn hiệu quả hơn.

Tìm hiểu nhiều hơn về công cụ Facebook Tracking SDK tại đây

 

[Đọc thêm: 5 điều giá như mình biết sớm hơn khi làm content marketing]

 

Cám ơn mọi người đã theo dõi Digital By Rick, hãy đón chờ những Tips & Tools mới nhất về Digital Marketing sắp tới của bọn mình nhé.

Đánh giá 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích nhé ^^
[Tổng: 1]