fbpx

Tiếp tục với series Tự thiết kế website bằng WordPress.

Đây là bài thứ 2 mình sẽ nói về cách cài đặt wordpress lên hosting bảng điều khiển Cpanel.

Vậy là bạn đã xong 2 bước mua tên miềnhosting, tốt lắm. Chỉ còn một chút nữa thôi là bạn đã có thể cài đặt nền tảng website lên máy chủ của riêng mình.

Trong phần người dùng, hãy click vào Danh sách dịch vụ, chọn HostingĐăng nhập

Sau khi đăng nhập thành công, một giao diện của Cpanel sẽ mở ra.

Đây chính là bảng điều khiển tất cả mọi hoạt động trên máy chủ cũng như cơ sở dữ liệu website của bạn.

Thêm / Addon tên miền vào host trên Cpanel

Sau khi vào Cpanel, bạn hãy nhìn bên tay trái và chọn Addon Domains ( Nghĩa là thêm một tên miền )

Sau khi click, bạn hãy nhập tên miền của mình vào phần New Domain Name > Add Domain

 

Lưu ý: Tên miền bạn nhập ở đây phải đúng là tên miền bạn đã trỏ về host trước đó.

Nếu bạn chưa xem Bài 1: Cách mua tên miền, hosting & trỏ tên miền về host thì hãy xem lại ở phần Trỏ tên miền về Hosting để check lại tên miền đã trỏ thành công hay chưa!

 

Bạn chỉ cần nhập dòng đầu tiên, các thông tin ở dưới hệ thống sẽ tự điền. Sau đó bấm Add Domain.

Cài đặt chứng chỉ SSL cho website

Tiện thể khi bạn đang cài đặt những thứ cần thiết trên Cpanel, hãy cài đặt luôn SSL để website mình được bảo vệ nhé.

 

SSL là gì?

SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. SSL là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt.

 

Thường thì SSL sẽ mất phí để sở hữu, tuy nhiên Hosting mình hướng dẫn bạn mua đã được tặng kèm luôn ở trong đó.

Trên Cpanel > Security > Let’s Encrypt™ SSL

Sau khi vào thì hãy lăn chuột xuống phần Issue a new certificate và tìm tên miền của bạn, sau đó bấm + Issue

Hãy chỉ để lại dấu tích ở cột thứ 3 như hình dưới rồi bấm Issue là được nhé!

Tuy nhiên phần này chỉ là cài đặt trên Cpanel, để website của bạn kích hoạt được phần này thì sẽ cần cài thêm một Plugin nữa và mình sẽ bổ sung nó ở Bài 10: 11 Plugin wordpress cần thiết nên cài đặt

Cài đặt WordPress vào thư mục của website trên Cpanel

Hãy lăn trỏ chuột tới dưới cùng và nhìn bên dưới góc cuối trang, bạn sẽ thấy icon của WordPress

Giao diện trang cái đặt của WP đã hiện ra, bạn hãy bấm vào Install Now

Sau khi bấm vào Install thì sẽ hiện lên bảng cài đặt của WordPress.

Hãy lưu ý những phần sau:

  • Software Setup: chèn tên miền vào Choose Domain, lưu ý phần In Directory hãy bỏ trống.
  • Site Settings: phần này là tên của web, hãy để theo mặc đinh rồi có thể tuỳ chỉnh lại sau.
  • Admin Account: phần này là tạo ID và Password của website, hãy nhớ tài khoản đã tạo nhé
  • Choose Language: chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt nhé.
  • Select Plugin(s): LƯU Ý, HÃY CLICK CHỌN VÀO CLASSIC EDITOR, ĐÂY LÀ MỘT PLUGIN QUAN TRỌNG VÌ BÂY GIỜ WP ĐÃ CẬP NHẬT GIAO DIỆN BÀI VIẾT MỚI!

 

Mình sẽ dùng tên miền demo.digitalbyrick.com để hướng dẫn mọi người trong series này nhé!

 

Sau khi cài đặt xong những phần này hãy bấm Install để cài đặt wordpress lên hosting.

Bỏ qua phần chọn Theme ở cuối trang nhé, nếu bạn nhận được thông báo như sau thì xem như đã thành công.

Sau đó vào lại tên miền hồi nãy bạn cài đặt trong wordpress sẽ ra một giao diện như sau:

Như vậy là bạn đã tạo được một trang web có thể chạy trên internet.

Tất cả những ai nhập tên miền của bạn lên trang web bây giờ đều sẽ có thể thấy được trang web của bạn, bây giờ hãy đi tiếp phần chọn giao diện cho trang web xịn xò của mình nhé!

Hướng dẫn chọn Theme (Giao diện) website

WordPress là một mã nguồn mở, do đó bạn không cần biết lập trình vẫn có thể cài đặt rất nhiều giao diện khác nhau rất chuyên nghiệp vào website của bạn.

Giao diện của website sẽ có 2 trường phái như sau:

  • Website tin tức, blog cá nhân: Những website này phù hợp với giao diện đơn giản, chủ yếu để thể hiện được trang bài viết để cho người đọc có thể tiếp cận những thông tin website muốn truyền tải.
  • Website doanh nghiệp: Đây là loại website giới thiệu tổ chức hoặc doanh nghiệp, tô điểm được thông tin, dịch vụ – sản phẩm của doanh nghiệp.

Digital By Rick xin lưu ý đây là series hướng dẫn tự thiết kế website dành cho người mới bắt đầu. Cho nên mình sẽ hướng dẫn các bạn những cái cơ bảnnhanh chóng nhất để có thể có thể tự làm một cái website.

 

Tuy nhiên nếu muốn tự thiết kế một website thật chuyên nghiệp thì điều đó không thể học được trong series này vì còn rất nhiều cái liên quan như code, tuỳ biến web, UI/UX website…

 

Tiếp tục thôi nào, bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một giao diện được nhiều lượt tải và có thể tuỳ biến đa dạng nhất theo đánh giá của người dùng WordPress đó là theme Flatsome.

Hướng dẫn tải & cài đặt theme Flatsome

Trên thị trường theme Flatsome là một theme rất được ưa chuộng nên nó không thể tải miễn phí, nó có giá trên https://themeforest.net/59$ cho key full bản quyền.

Đừng lo, mình sẽ chia sẻ cho những đọc giả của DR key bản quyền mình đang xài để bạn có thể truy cập vào tất cả các tính năng của Flatsome.

Mình chia sẻ key không có nghĩa là mình cổ xuý cho việc xài lậu, nếu thực sự có điều kiện mình khuyến khích bạn hãy mua key để ủng hộ tác giả đã tốn công sức làm ra giao diện nhé ^^

  • Link tải ngay theme và key bản quyền Flatsome: tại đây!

Sau khi tải về thì bạn hãy đăng nhập vào trang web của mình tạo lúc nãy!

 

Đường dẫn để đăng nhập trong WordPress là: www.tênmiền.vn/admin. Thêm đuôi /admin ở cuối url(đường dẫn) để vào màn hình đăng nhập.

VD: demo.digitalbyrick/admin

Sau đó hãy nhập ID và Pass bạn đã tạo ở trên để đăng nhập.

 

Lúc đăng nhập thành công bạn sẽ được vào giao diện dashboard (Bảng điều khiển) của WP, hãy chọn vào Giao diện bên tay phải.

Bấm tiếp vào Thêm mới > Tải giao diện lên, lúc này hãy chọn giao diện Flatsome đã tải về lúc nãy và cài đặt.

Sau khi tải lên thành công, bấm Kích hoạt là bạn đã thành công cài đặt wordpress lên hosting & cài giao diện vào WordPress. Xin chúc mừng!

Kích hoạt xong Flatsome sẽ hiện lên một bảng để setup giao diện. Tuy nhiên bạn hãy bấm Not right now để thoát ra nhé

Bây giờ bạn hãy bấm icon ngôi nhà bên góc trên tay trái và chọn Xem trang để xem giao diện mới của Flatsome nhé.

Hãy tiếp tục theo dõi Bài 3 để biết sử dụng những thao tác cơ bản trong trang điều khiển của WP nào.

<< Bài 1 : Cách mua tên miền, hosting & trỏ tên miền về host

>> Bài 3 : Hướng dẫn sử dụng wordpress & các mục cơ bản

 

Đánh giá 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích nhé ^^
[Tổng: 1]